Tuyển Bảo Vệ Nhà Máy – KCN

Tính chất công việc của bảo vệ nhà máy, khu công nghiệp

Về tính chất, công việc của bảo vệ nhà máy, khu công nghiệp có sự phân biệt rõ ràng giữa bảo vệ bên trong nhà máy và bảo vệ bên ngoài. Bảo vệ bên trong nhà máy, xưởng sản xuất thường sẽ tương đối ổn định. Tuy nhiên, khu vực bên ngoài thường sẽ có nhiều vấn đề cần giải quyết.

Ví dụ như kiểm soát công nhân ra vào khu công nghiệp, kiểm soát an ninh ngoài xưởng, kiểm soát hàng hóa ra vào xưởng… Để đáp ứng được những nhu cầu và mục tiêu của bên thuê dịch vụ thì nhân viên bảo vệ cần phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ nhà máy, khu công nghiệp.

Nhiệm vụ bảo vệ cổng chính

Tại khu vực cổng chính, các nhân viên bảo vệ tại nhà máy cần đảm bảo thực hiện đúng các nhiệm vụ:

Kiểm tra, kiểm soát người, khách và xe các loại lưu thông trong khu vực khu công nghiệp, nhà máy.
Đối với hàng hóa, nhân viên bảo vệ cần kiểm tra giấy tờ đầy đủ, chứng từ cho phép để có thể được ra khỏi khu công nghiệp.
Cụ thể việc ra vào tại cổng chính khu vực nhà máy, khu công nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu như sau:

Đối với khách

Khi vào: nhân viên bảo vệ cần thu thập đủ thông tin, yêu cầu xuất trình giấy tờ, ghi chép lại sổ ra vào, phát thẻ và những dụng cụ bảo hộ cần thiết cho khách khi vào trong khu vực.
Khi ra: Cần kiểm tra vật dụng, dụng cụ còn đầy đủ hay không. Kiểm tra xem khách có mang đồ vật gì từ nhà máy, xưởng ra hay không. Đồng thời, nhân viên bảo vệ yêu cầu khách ký tên vào sổ giờ ra.

Đối với công nhân

Khi vào: Nhân viên bảo vệ tại nhà máy kiểm tra đầy đủ thẻ và đồ bảo hộ (nếu có), kiểm tra tránh mang những dụng cụ nguy hiểm vào khu vực phân xưởng, nhà máy.
Khi ra: Đảm bảo kiểm tra kỹ càng vật dụng mang theo của công nhân, tránh tình trạng mất cắp, sở hữu làm vật tư.

Đối với các loại phương tiện

Khi vào: Bảo vệ cần kiểm tra đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cần thiết có thể liên hệ tới đơn vị chủ quản tiếp nhận. Nhân viên bảo vệ cho lái xe ký vào giấy xác nhận giờ vào cũng như danh sách các dụng cụ và số lượng mang theo.
Khi ra: Đối chiếu dụng cụ, ký tên lái xe, yêu cầu xuất trình giấy tờ xuất hàng nếu liên quan tới hàng hóa. Đối với các trường hợp phương tiện, nhân viên bảo vệ tại nhà máy cần kiểm tra thật kỹ càng để tránh tình trạng mất hàng, thất thoát hàng hóa, phát hiện những đối tượng đáng ngờ.

Ngoài ra, nhân viên tại cổng chính cần đảm bảo một số nhiệm vụ khác như:

-Quản lý điện thoại liên lạc, chìa khóa của các bộ phận hoặc chìa khóa của người đánh rơi trong khu vực khu công nghiệp.
-Hướng dẫn khách ra vào khu công nghiệp.
-Quản lý số ghi chép ra vào, đảm bảo chính xác và có khoa học.
-Nắm bắt thông tin người qua lại và báo cáo tới đơn vị quản lý khi được yêu cầu.
-Giữ liên lạc với các bộ phận bảo vệ khác trong khu vực khu công nghiệp
-Quản lý thư từ và các giấy tờ chuyển phát nhanh và thông báo tới bộ phận liên quan

Nhiệm vụ tuần tra

Nhân viên bảo vệ tại khu công nghiệp ở vị trí tuần tra có nhiệm vụ cơ bản như:

–Tuần tra khu vực được giao, phát hiện, bắt giữ, lập biên bản những người vi phạm nội quy nhà máy.
–Phát hiện và đồng thời ngăn chặn những hành vi phá hoại, vi phạm an toàn lao động.
–Phát hiện sự cố cháy nổ, sự cố máy móc trong và ngoài khu vực nhà máy, phân xưởng.
–Kiểm tra các công cụ PCCC và hệ thống báo cháy, đảm bảo khi xảy ra sự cố sẽ mang lại hiệu quả, không thiệt hại về người.
–Kiểm tra khóa các cửa sổ, cửa ra vào tránh kẻ đột nhập và mất cắp.
–Kiểm tra các thiết bị sử dụng bằng điện về độ an toàn và kịp thời thông báo khi có sự cố.
–Mang theo và có kỹ năng sử dụng các thiết bị như đèn pin, dùi cui…
–Giám sát, kiểm soát người trong khu vực được phân nhiệm vụ, chú ý giám sát các khu vực cấm hoặc những khu vực nguy hiểm.
–Duy trì liên lạc với các bộ phận khác, hỗ trợ các vị trí khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
–Thường xuyên kiểm tra lại số ghi chép và báo cáo nếu phát hiện bất thường.
–Tập trung chú ý tuần tra khu vực trạm bơm, máy phát điện, khu văn phòng, nhà xưởng để kịp thời phát hiện sự cố cũng như hiện tượng mất cắp.
–Hướng dẫn các phương tiện đi lại bên trong khu vực nhà máy.
–Nhắc nhở các công nhân, nhân viên nhà máy tuân thủ các biện pháp an toàn lao động cần thiết và lập biên bản theo thẩm quyền của mình nếu phát hiện có sự chống đối hoặc cố ý phá rối.

Những yêu cầu đối với nhân viên bảo vệ tại nhà máy, khu công nghiệp

Để có thể đảm nhiệm vị trí của nhân viên bảo vệ tại nhà máy, khu công nghiệp thì nhân viên bảo vệ cần đảm bảo những yêu cầu sau:

– Nắm rõ các số điện thoại cần thiết: Công an, CA PCCC, điện thoại Công ty…
-Nắm vững cách sử dụng các trang thiết bị cần thiết.
-Biết rõ các yêu cầu, nội quy của nhà máy, phân xưởng được phân công.
-Nắm được tính chất hoạt động của nhà máy để đảm bảo an ninh cũng như an toàn khu vực.
-Biết các thông tin về sản phẩm của nhà máy như: màu sắc, kích thước, trọng lượng, chủng loại, mã số,.. tránh tình trạng mất cắp, phát hiện dấu hiệu trộm cắp khả nghi.
-Có các thông tin về Ban Giám Đốc nhà máy và người phụ trách an ninh nhà máy
-Nắm bắt tính chất, giờ hoạt động cao điểm, giờ tan tầm để tập trung giữ vị trí và giám sát kỹ càng.
-Nắm vững cách xử lý các tình huống khi xảy ra, các tình huống đánh nhau, gây gổ, tình huống xử lý hàng xuất kho không giấy tờ…
-Kỹ năng về giao tiếp và xử lý tình huống nhanh nhẹn. Trong công việc bảo vệ, nhân viên bảo vệ sẽ được tiếp xúc với khá nhiều người xung quanh khu vực đối tượng cần bảo vệ, chính vì thế mà thái độ và cách giao tiếp tốt sẽ giúp công việc bảo vệ dễ dàng thuận lợi hơn.

Leave a Reply

Contact Me on Zalo